Phật giáo, rượu và trà ở Trung Quốc trung đại

James A. Benn – Thích Nguyên Hiệp dịch



Trung Quốc cuối thời trung đại (nhà Đường 618-907) chứng kiến một sự thay đổi khá nhanh chóng về những thói quen uống khi rượu nhường đường cho trà như là thức uống được lựa chọn của mọi giai tầng xã hội. Sự thay đổi không thể được hiểu rõ nếu không đánh giá đúng sự thật rằng các Phật tử đã tích cực không chỉ ở trong việc thay đổi thái độ của dân chúng đối với những chất gây say nghiện, mà cũng ở trong việc phổ biến việc uống trà khắp lãnh thổ Trung Quốc. Giữa thế kỷ VIII, trà được biết như là một sản phẩm địa phương của miền Nam Trung Quốc; nhưng đến cuối thế kỷ IX, nó trở thành một thành phần quan trọng trong kinh tế và trong đời sống hàng ngày khắp lãnh thổ xứ này (Lereasa, 1996). Rượu, thứ người ta uống không chỉ vì thú vui cá nhân mà cũng gia cố những mối quan hệ xã hội và những mục đích nghi lễ, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đối mặt với sự sống còn.

Phá thai: Một góc nhìn Phật giáo

Phá thai là một vấn đề đã có từ xa xưa và trở thành một đề tài gây tranh luận gay gắt trong nhiều lĩnh vực khác nhau như đạo đức, chính trị và tôn giáo. Ở một số nước, luật pháp cho phép được phá thai, trong khi ở một số nước khác, luật pháp ngăn cấm việc làm này. Còn với các tôn giáo, hầu hết đều ngăn cấm hay không tán thành việc phá thai, xem đây là một hành vi phi đạo đức hay một tội ác nghiêm trọng[1]. Một số tôn giáo xem việc phá thai là đi ngược lại ý muốn và lời răn của Thiên Chúa, bởi vì tất cả mọi đời sống con người là món quà thiêng liêng mà Thiên Chúa ban tặng. Tuy nhiên cũng có tôn giáo xem việc phá thai khi thai nhi ở giai đoạn sơ kỳ không phải là một trọng tội hay phi đạo đức[2]. Nhưng cho dù luật pháp cho phép hay không cho phép, và các tôn giáo ngăn cấm hay không thì phá thai vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi và cũng tồn tại từ xưa cho đến nay với nhiều hình thức khác nhau.

Khái niệm hiếu của Nho giáo và Phật giáo: một nghiên cứu so sánh


Tỳ-kheo Quảng Hưng - Nguyên Hiệp dịch

1. Giới thiệu

Chỉ một vài học giả hiện đại thực hiện những nghiên cứu so sánh về khái niệm hiếu của Phật giáo và Nho giáo, chẳng hạn như Michihata Ryoshu và Zhong Yulian. Cả Đạo đức học Phật giáo và Nho giáo (Buddhist and Confucian Ethics) của Michihata Ryoshu và Tư tưởng hiếu trong Nho giáo và Phật giáo (Filial Thought in Confucianism and Buddhism) của Zhong Yulian đã thảo luận khái niệm hiếu của hai trường phái một cách riêng biệt, trường phái này xong rồi đến trường phái kia. Do đó, ở ý nghĩa thật sự, những thảo luận của họ không phải là những nghiên cứu so sánh, bởi vì họ không bàn luận về những tương đồng và khác biệt cũng không phân tích nguyên nhân phía sau chúng. Sun Xiusheng cũng đã viết một bài về đề tài này, có tựa, Một nghiên cứu so sánh về khái niệm hiếu của Nho giáo và Phật giáo (A comparative study of Confucian and Buddhist concepts of filial piety). Nhưng nghiên cứu của Sun Xiusheng chỉ là một diễn tả đơn giản về một vài câu chuyện được tìm thấy trong văn học Phật giáo, và ông cũng không tóm tắt khái niệm hiếu trong Nho giáo cũng không phân tích nó trong Phật giáo. Wang Kaifu đã chạm đến khái niệm hiếu trong bài viết của mình, Tư tưởng đạo đức trong kinh Sigalovāda - những tương đồng và khác biệt giữa đạo đức học Nho giáo và Phật giáo (The Ethical thought in the Sigalovāda Sūtra — the similarities and differences of Confucian and Buddhist ethics).

Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và Khổng giáo

Quảng Hưng*
 
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo. Những phê bình của các nhà Nho chính yếu vào những lĩnh vực đạo đức, bởi vì con đường sống của Phật giáo chính yếu tập trung vào giải thoát cá nhân thông qua việc viên mãn phẩm hạnh, điều rất khác với Khổng giáo, mà nó chính yếu tập trung vào gia đình và xã hội. Cụ thể, đời sống của Tăng sĩ Phật giáo, những người bắt buộc phải sống độc thân, cạo đầu và rời bỏ gia đình, là không tương hợp với thực hành hiếu của Khổng giáo như được tìm thấy trong Hiếu kinh (孝經). Điều này được phản ánh trong Mâu Tử lý hoặc luận (牟子理惑論), một cuốn sách được viết vào thế kỷ thứ II TL để bác bỏ sự phê bình này. Những Tăng sĩ Trung Quốc đã cố gắng đáp lại những phê bình như vậy cả trong lý thuyết và thực hành. Kết quả, Phật giáo cuối cùng được xã hội Trung Quốc chấp nhận như một tôn giáo cũng dạy và thực hành đạo hiếu. Điều này khiến một vài học giả Phật giáo trước đây như Kenneth Ch’en nghĩ rằng hiếu giữ một một vị trí đặc biệt trong Phật giáo Trung Quốc. Thực ra, như tôi đã thảo luận ở nơi khác rằng Phật giáo Nguyên thủy cũng giảng dạy việc thực hành hiếu, và Phật giáo Trung Quốc đã sử dụng lời dạy này trong việc đáp lại những phê bình của Khổng giáo, thậm chí biện luận rằng khái niệm và thực hành hiếu của Phật giáo thì siêu việt hơn khái niệm và thực hành hiếu của Khổng giáo. Tuy nhiên, như Giáo sư Thành Trung Anh (成中英) đã chỉ ra trong những nhận xét của mình về bản thảo của bài viết này, sự bất đồng trong khái niệm và thực hành hiếu của Khổng giáo và Phật giáo là không bao giờ được giải quyết vì hai tôn giáo có hai quan điểm triết học khác nhau về cuộc sống.

Chia sẻ về giáo dục Phật giáo ở Malaysia


Nhiều năm trước, khi tôi ở Hồng Kông, tôi được giới thiệu đến một vị bảo trợ chùa chiền hảo tâm. Bà này đồng ý hiến tặng 4 triệu đô-la Hồng Kông cho một trong những trường cao đẳng Phật giáo quốc tế. Sau khi thực hiện xong việc hiến tặng đó, bà đưa tôi ra sân bay Hồng Kông. Trên đường ra sân bay, bà nói với tôi rằng bà rất buồn vì đã gửi con gái của mình đến học tại một trong những ngôi trường tốt nhất ở Hồng Kông. Tôi nghĩ nhiều người trong quý vị biết rằng hầu hết những ngôi trường tốt, bao gồm những ngôi trường tốt nhất, là do những người Thiên Chúa giáo điều hành, đặc biệt là những người Công giáo, bởi vì họ đã điều hành trường học từ rất lâu. Sau khi con gái của bà học ở trường đó một thời gian, cô bé này không còn muốn theo mẹ đến chùa nữa. Vị thí chủ hảo tâm này thuật lại sự việc cho tôi.

Gần đây, khoảng một tháng trước, tôi viếng thăm Miến Điện. Quý vị biết Miến Điện là một quốc gia rất sùng mộ đạo Phật nhưng bây giờ tôi nhận thấy rằng có nhiều trường quốc tế ở đó mà chúng do người nước ngoài điều hành, có lẽ là những nhà thờ và họ có biểu học phí rất cao. Tuy nhiên, nhiều người Miến Điện vẫn đưa con cái đến những ngôi trường này bởi vì họ muốn sự giáo dục tốt nhất cho con cái của họ.

Tháp Boudhanath


Tháp Boudhanath (hay Bodnath Stupa) tọa lạc tại thị trấn Boudha, mạn Đông thủ đô Kathmandu và cách thành phố này 7 km. Đây là ngôi tháp Phật giáo lớn nhất Nepal, và nó từ lâu đã trở thành một địa điểm hành hương nỗi tiếng của người Tây Tạng và Nepal. Tháp Boudhanath nằm trên tuyến đường thương mại nối Tây Tạng với thung lũng Kathmandu, và nhiều thương nhân đi lại trên tuyến đường này đã từng lấy nơi này làm chỗ dừng chân cầu nguyện cũng như nghỉ ngơi trong những chuyến hành trình buôn bán của họ.

Lễ hội Vu lan bồn và việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc


Quảng Hưng (Guang Xing)*

1. Giới thiệu

Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Thuật ngữ Vu lan bồn bắt nguồn từ bản kinh Vu lan bồn (Ullambana, 盂蘭盆經) và tullambana có nghĩa là “treo ngược”. Nó mô tả số phận đáng thương của những chúng sanh đang bị treo ngược ở trong những địa ngục. Vì vậy nghi lễ được gọi là “Thí thực ngạ quỷ miệng bóc lửa” được thực hiện trong lễ hội để cứu người chết ra khỏi những khổ đau với việc dâng cúng thực phẩm và tài vật (thường là những vật thể bằng giấy hay những thứ tượng trưng) để cứu giúp họ. Như vậy, lễ hội nối kết mật thiết với việc thờ cúng tổ tiên mà nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người Trung Quốc, đặc biệt trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Bởi vì hiếu nghĩa là nền tảng của đạo đức Trung Quốc, nên việc dâng cúng người thân quá vãng là phận việc hiếu thảo đối với tất cả người Trung Quốc. Vì lễ Vu lan bồn kết hợp với việc thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc, cho nên nó lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc sau khi hình thành và trở thành một trong những lễ hội quần chúng được tổ chức khắp đất nước này.

Wat Phrathat Doi Suthep


 
Chiang Mai là một thành phố lớn thuộc miền Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 800km.  Trước đây Chiang Mai là thủ đô của vương quốc Lanna, một nước cổ từng tồn tại từ thế kỷ XIII-XVIII TL; và ngày nay Chiang Mai giữ một vị trí quan trọng về kinh tế và văn hóa ở khu vực miền Bắc Thái Lan.

Sám hối có giải được tội?: Xem xét một vài trường hợp trong Nikāya


"Ai trước phóng dật, sau không phóng dật,

 Sáng chói đời này, như trăng thoát mây,

 Ai làm ác nghiệp, nhờ thiện chận lại,

 Sáng chói đời này, như trăng thoát mây[1].


Thực hành tụng niệm trong Phật giáo

Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện.
Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.