Điểm sách: Tranh Đấu cho Tây Tạng

John Gittings

Không mấy ai biết về cô gái trẻ Trinley Chodron, một anh hùng Tây Tạng, người tin rằng đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi đi môt con chim mà nó đã mang đến cho cô những sức mạnh thần kỳ để cô lãnh đạo một đội quân gồm “những chiến binh anh dũng” chống lại Trung Quốc. Chodron đã bị hành quyết vào năm 1969 trong thời kỳ cách mạng văn hóa.

Và trước khi đọc Tranh Đấu cho Tây Tạng (The Struggle for Tibet), tôi cũng không hề hay biết về một số tăng sĩ Tây Tạng, những người mà gần đây bị ra lệnh để phải viết rằng đức Đạt Lai Lạt Ma “là chướng ngại lớn nhất đối với Phật giáo Tây Tạng.” Tôi cũng không hề hay biết rằng nhiều người Tây Tạng có học chỉ có thể nói chuyện bằng tiếng Hoa với người Tây Tạng lưu vong mà họ gặp khi đi ra nước ngoài, bởi vì họ không am hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Nhưng điều không biết của tôi không có gì đáng ngạc nhiên. Tôi nói nhiều về Tây Tạng mà tôi thấy từ bên ngoài, mà như Robert Barnett, một trong ít những học giả Tây phương hiểu được vấn đề Tây Tạng, nói với chúng ta trong phần giới thiệu của ông rằng, những tiếng nói của người dân Tây Tạng chỉ được nghe một cách “rời rạc và vỡ vụn”.

Sau khi Tây Tạng bị Trung Quốc phong tỏa vào năm 1959 theo sau sự nỗi dậy ở Lhasa và sự đào thoát của đức Đạt Lai Lạt Ma, nó trở thành một “nơi tiếng nói bị đứt đoạn và bị bóp nghẹt.” Cánh tả Anh Quốc luôn dè dặt về vấn đề Tây Tạng, và nghi ngờ vai trò của CIA vào những thập niên 50 và 60 trong việc kháng cự của người Tây Tạng (hai người anh của đức Đạt Lai Lạt Ma làm việc với họ).

Một vài năm trước, New Left Review đã phã vở rào chắn này khi công bố một cuộc hội thoại giữa nhà hoạt động Trung Quốc, học giả Wang Lixiong, và sử gia Tây Tạng hàng đầu Tsering Shakya, điều đã gây nên một cuộc tranh luận mới. Cuộc đối thoại, với những phân tích theo sau từ hai tác giả, bây giờ xuất hiện trong Tranh Đấu cho Tây Tạng, một cuốn sách tuyệt vời cung cấp nhiều thông tin do Verso xuất bản.

Sau những cuộc nỗi dậy vào năm 2008 ở Lhasa và những khu vực khác ở Tây Tạng, Wang đã lập một tờ kiến nghị có chữ ký của 300 trí thức Trung Quốc, trình bày về thái độ tàn nhẫn của những viên chức Tây Tạng bị Trung Quốc thuần phục, những người đã có được quyền lực trong thời kỳ cách mạng văn hoá. Tờ kiến nghị cũng thuyết phục Bắc Kinh mở đàm phán với đức Đạt Lai Lạt Ma.

Cả hai học giả cẩn báo rằng những đặc tính văn hoá và dân tộc của Tây Tạng đang bị xói mòn nghiêm trọng, và rằng sự phát triển kinh tế như vũ bảo của Trung Quốc chỉ làm lợi ích cho một bộ phận thiểu số. “Chúng ta thấy gì ngày hôm nay?” Wang hỏi. “Những ngôi chùa ngập chìm trong khói nhang và đèn dầu, mà những người ăn mặc sành điệu có thể cung cấp để thắp lên cùng lúc hàng ngàn cây. Tuy thế họ chỉ muốn đức Phật ban phước giúp họ thăng quan tiến chức và gia tăng tài sản.”

Sự kháng cự của người Tây Tạng, mà nó đã nỗ ra vào năm 2008 và trở nên nhiều bạo động, là về “quyền có tiếng nói,” Shakya nói. Và Tây Tạng sẽ không giữ im lặng mãi.

Có nhiều tiếng nói vượt ra khỏi Trung Quốc ngày nay, nhưng chúng ta có luôn lắng nghe? Những câu hỏi của chúng ta thường mang tính dự đoán: có phải sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục? Trung Quốc sẽ vượt qua khỏi Hoa Kỳ? Nó sẽ lãnh đạo thế giới? Việc tập trung vào tương lai của đất nước (Trung Quốc) như thế này thực tế đã đưa đến một sự thông đồng với chính quyền Trung Quốc trong việc lờ đi quá khứ của nó.

(Tìm đọc The Struggle for Tibet, tác giả Wang Lixiong và Tsering Shakya, Verso Books xuất bản).

Nguyên Hiệp dịch